image advertisementanh tin baiimage advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin baianh tin baiimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hướng dẫn quy trình thâm canh lúa Mùa 2022
Lượt xem: 46

HƯỚNG DẪN

Quy trình thâm canh lúa Mùa 2022


1. Cơ cấu giống và mùa vụ

Tập trung sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày, có năng suất chất lượng khá, ít nhiễm bệnh bạc lá và rầy nâu, có giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với BĐKH.

a. Cơ cấu giống:

- Lúa lai: 5-10 % diện tích cấy trên những chân ruộng trũng, ruộng nhiễm chua và những diện tích có nguy cơ bị ngập úng. Lựa chọn sử dụng trong số các giống Thái Xuyên 111, Bắc ưu 903KBL và các diện tích sản xuất hạt lai F1.

- Lúa thuần: 75 - 80 % diện tích. Lựa chọn sử dụng các giống chịu úng, ít nhiễm rầy, nhiễm nhẹ bệnh bạc lá và có chất lượng cao trong số các giống Đài thơm 8, TBR225, TBR279, BC15 kháng đạo ôn, Nếp 97, NĐ5.

- Lúa đặc sản: 15 % diện tích tám, nếp đặc sản

* Lưu ý: Không đưa giống BT7 vào cơ cấu của địa phương (vì là giống nhiễm nặng bệnh bạc lá, yếu cây chống đổ kém). Giống lúa ST24 và ST25 là giống lúa chưa được Bộ nông nghiệp và PTNT cho phép sản xuất ở các tỉnh khu vực miền Bắc, giống có độ thuần đồng ruộng chưa cao, chưa có đánh giá chi tiết về khả năng thích nghi trong điều kiện thời tiết của miền Bắc. Khi xây dựng mô hình các địa phương và doanh nghiệp thu mua phải thực hiện ký kết hợp đồng, gieo trồng gọn vùng và chịu trách nhiệm đến hết vụ sản xuất.

Mỗi địa phương căn cứ vào tình hình thực tế chỉ bố trí từ 3 – 4 giống trong cơ cấu; mỗi hộ gia đình, mỗi xóm chỉ nên cấy từ 1 – 2 giống và tổ chức gieo cấy thành vùng theo từng cánh đồng lớn với phương châm "đồng trà, đồng giống".

b. Cơ cấu mùa vụ:

- Trà mùa trung: 80-85% diện tích;

- Trà mùa muộn sử dụng các giống tám, nếp đặc sản: 15-20% diện tích.

2. Lịch gieo cấy, phương thức gieo mạ và mật độ cấy.

- Lịch gieo cấy và phương thức làm mạ

+ Trà lúa mùa trung gieo mạ nền cứng, ngâm ủ giống từ ngày 25 ÷ 27/6/2022, gieo mạ từ ngày 28 ÷ 30/06/2022, cấy từ ngày 07 ÷ 14/7/2022 (Các giống BC15, Bắc ưu 903KBL nên ngâm ủ giống trước ngày 25/7/2022); khuyến khích nhân rộng mô hình theo phương thức gieo mạ khay – cấy máy nhất các mô hình tích tụ ruộng đất, cánh đồng lớn,vùng thấp trũng nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do ngập úng đầu vụ khi nông dân tự ý gieo sạ.

Gieo sạ từ ngày 08 – 12/7. Hạn chế gieo sạ để đề phòng rủi ro do thời tiết xấu đầu vụ và bệnh Lùn sọc đen, lúa cỏ gây hại. Chỉ gieo sạ ở những cánh đồng chủ động nước và những nơi nông dân đã có kinh nghiệm gieo sạ.

+ Trà mùa muộn (tám, nếp đặc sản) gieo bằng phương thức mạ dược từ ngày 5 ÷ 10/6/2022, cấy xung quanh ngày 10/07/2022; Các diện tích thường xuyên bị lúa cỏ gây hại nhiều vụ vừa qua khuyến khích cấy bằng các giống tám, nếp đặc sản trà mùa muộn để hạn chế lúa cỏ gây hại.

+ Gieo mạ nền cứng dự phòng bằng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như QR1, NĐ5, TBR225... (xung quanh 10% diện tích) từ ngày 05 ÷ 08/7/2022 để phòng mạ đại trà bị chết hoặc quá tuổi.

- Mật độ cấy:

+ Lúa lai cấy 28 ÷ 30 khóm/m2, cấy 2 ÷ 3 dảnh/khóm;

+ Lúa thuần 30 ÷ 33 khóm/m2, cấy 3 ÷ 4 dảnh/khóm;

3. Làm đất.

Khẩn trương thu hoạch lúa Xuân khi lúa đã chín theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Triển khai làm đất ngay sau khi thu hoạch lúa Xuân. Do thời gian chuyển vụ rất ngắn, trời nắng nóng nên cần hạn chế việc cày vặn rạ, đồng thời bón thêm 20-30 kg vôi bột/sào để tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa mới cấy, sạ. Thực hiện cày bừa kỹ, làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn sâu, bệnh nhất là bệnh lùn sọc đen, lúa cỏ; giữ đủ nước trong ruộng để thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ xác thực vật. Toàn huyện phấn đấu hoàn thành khâu làm đất trước ngày 05/7/2022.

4. Sử dụng phân bón.

Nguyên tắc: với phương châm bón phân cân đối, bón sớm, bón gọn, không bón lai nhai, tăng cường sử dụng phân hỗn hợp NPK với các sản phẩm phân bón của các doanh nghiệp uy tín như: Văn Điển, Lâm Thao, Tiến Nông, Bình Điền, Phú Mỹ, Việt Nhật, Ninh Bình, phân DAP Đình Vũ. Tận dụng tối đa các nguồn phân hữu cơ để bón lót thay thế một phần lượng phân vô cơ, nhất là ở những chân đất nhiễm chua phèn.

Lượng phân bón cho 1 sào (360m2) như sau:

- Phân chuồng, phân xanh, xác thực vật đã ủ hoai mục: 300 - 400kg hoặc phân hữu cơ vi sinh: 20 - 30kg;

- Lượng phân bón vô cơ:

Phân đơn:

+ Lúa lai         : ( 8 - 9) kg urê + (15 - 20) kg lân supe + 6 kg kali

+ Lúa thuần    : ( 6 - 7) kg urê + (15 - 20) kg lân supe + 5 kg kali

+ Lúa đặc sản : (4 - 5) kg urê + (15 - 20)kg lân supe + 5 kg kali

Phân NPK (16-16-8 ) kết hợp với phân đơn:

+ Lúa lai         : 18-20 kg NPK + 3 kg urê + 2 kg Kali

+ Lúa thuần    : 13 - 15 kg NPK + 2-3 kg urê + 2 kg Kali

+ Lúa đặc sản :13 - 15 kg NPK

Phân NPK (5-10-03 hoặc 5-12-3 )kết hợp với phân đơn:

+ Lúa lai         : 25 kg NPK + 5 kg urê + 4 kg Kali

+ Lúa thuần    : 25 kg NPK + 4 kg urê + 4 kg Kali

+ Lúa đặc sản : 25 kg NPK +1,5kg ure + 4 kg Kali

* Cách bón phân đơn:

+ Bón lót: 100% lượng phân chuồng hoặc phân vi sinh + 100% phân lân + (40 - 50%) lượng phân đạm (bón trước bừa lần cuối).

+ Bón thúc 1 (sau cấy 7 - 10 ngày): bón hết lượng đạm còn lại + 50% lượng phân kali.

+ Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái làm đòng): bón hết lượng kali còn lại.

* Cách bón phân NPK tổng hợp: Khuyến cáo nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho từng loại NPK; người dân có thể tham khảo công thức bón như sau:

+ Bón lót: 100% lượng phân chuồng hoặc phân vi sinh + 100% lượng NPK tổng hợp (bón trước bừa lần cuối).

+ Bón thúc 1 (sau cấy 7-10 ngày): 100% lượng đạm urê.

+ Bón thúc lần 2 (khi lúa đứng cái, làm đòng): bón hết 100% lượng phân kali.

5. Chế độ nước.

Thời kỳ lúa mới cấy và chăm sóc: giữ mực nước nông thường xuyên trong ruộng (2 - 3cm);

Từ thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu (trung tuần tháng 8): tiến hành rút nước lộ ruộng trong thời gian từ 10 - 15 ngày để khống chế đẻ dảnh muộn vô hiệu và hạn chế khả năng lây lan của các đối tượng sâu bệnh.

6. Phòng trừ sâu bệnh.

- Chủ động phòng bệnh lùn sọc đen và bạc lá lúa bằng việc lựa chọn, sử dụng giống ít nhiễm rầy và bạc lá; Áp dụng phương thức thâm canh lúa cải tiến (SRI): mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối, bón lót sâu, bón thúc sớm, quản lý nước chặt chẽ và bổ sung phân hữu cơ để tạo dàn lúa khỏe. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng.

- Tăng cường điều tra thu thập mẫu rầy, mẫu lúa giám định virus gây bệnh lùn sọc đen; vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ký chủ phụ của bệnh trên lúa chét, cỏ dại; phòng trừ rầy tiễn chân mạ, phòng trừ rầy lưng trắng (rầy lứa 4) ngay từ đầu vụ, phát hiện sớm và nhổ vùi cây bệnh…

- Quan tâm theo dõi, phòng trừ các đối tượng dịch hại sau:

+ Chuột: Diệt chuột trong suốt vụ, đầu vụ phải tổ chức chiến dịch diệt chuột đồng loạt để hạn chế số lượng và mức độ gây hại. Diệt chuột bằng biện pháp thủ công là chính, tuyệt đối không dùng điện để diệt chuột;

+ Ốc bươu vàng: Tập trung bắt và diệt trừ OBV từ khi làm đất đến sau cấy 20 ngày. Hạn chế sử dụng thuốc hóa học để phun trừ OBV;

+ Rầy: các lứa 5, 6, 7 vào cuối tháng 7, 8, 9 và đầu tháng 10.

+ Sâu cuốn lá nhỏ: lứa 5, 6, 7 từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 9

+ Sâu đục thân 2 chấm: lứa 5, 6 từ giữa tháng 9 đến tháng 10.        

+ Bệnh khô vằn: từ trung tuần tháng 8 đến cuối vụ.

+ Bệnh đen lép hạt gây hại nặng khi lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết mưa kéo dài.

+ Bệnh bạc lá: từ trung tuần tháng 8 đến cuối vụ, sử dụng giống lúa ít nhiễm bệnh. Áp dụng phương thức thâm canh cải tiến SRI (cấy mật độ thưa hợp lý, bón phân cân đối, bón lót sâu, thúc sớm ...).

+ Tăng cường điều tra, phát hiện và chủ động phòng trừ lúa cỏ và sâu keo mùa thu trên ngô, lúa và rau màu./.

 

Nguồn tư liệu: HTX SX KD DV NN xã Xuân Tân

Người thực hiện: Nguyễn Văn Hiến: công chức VHTTTT


 Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Tân - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Tân - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: (0228)3888221
Email: xaxuantan.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang