image advertisementanh tin baiimage advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin baianh tin baiimage advertisementimage advertisementimage advertisementimage advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị nông sản
Lượt xem: 337

Ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị nông sản

 

Không chỉ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm chi phí lao động, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH và CN) vào sản xuất nông nghiệp còn góp phần nâng cao giá trị nông sản, phát triển chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, mở ra cơ hội xuất khẩu cho nông sản của tỉnh, xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

anh tin bai Mô hình trồng hoa lan hồ điệp công nghệ cao trong nhà màng của HTX sản xuất và kinh doanh hoa cây cảnh Nam Phong, xã Nam Phong (thành phố Nam Định).

UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương tăng cường việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua các mô hình thí điểm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi tư duy, tạo chuyển biến trong nếp nghĩ, cách làm của người dân về nhu cầu thị trường, xu hướng lựa chọn, tiêu dùng nông sản, thực phẩm sạch và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hóa thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, thân thiện với môi trường. Việc phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp được chỉ đạo theo quan điểm đầu tư thâm canh, cải tạo vườn cây già cỗi bằng những giống mới có năng suất, chất lượng cao, mở rộng diện tích theo quy hoạch ở những vùng có điều kiện, lợi thế. Đồng thời, tăng cường công tác khảo nghiệm, đánh giá và đã lựa chọn bổ sung vào cơ cấu sản xuất nhiều giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh như: các giống lúa ĐH11, TBR 225, TBR 279, KOJI; ngô lai PAC339, ngô nếp HN88, khoai tây Jelly; vịt VCN/TP-SD, vịt biển Đại Xuyên, ngan VCN/TP-VS7, lợn VCN MS15, bò BBB; cá kèo, cá chạch sụn, cá chép Vân Nam, hàu Thái Bình Dương, sò thưng, ngao 2 cùi… Nhiều phương thức sản xuất mới cũng được đưa vào  áp dụng trong lĩnh vực trồng trọt như: cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa từ làm đất, gieo sạ, mô hình máy cấy - mạ khay, sử dụng thiết bị bay để phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa; ứng dụng công nghệ sản xuất hữu cơ của Nhật Bản vào sản xuất phân bón, rau sạch, rau an toàn; trồng dưa chuột, dưa lưới trên giá thể xơ dừa trong nhà màng ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; trồng rau an toàn bằng công nghệ khí canh, thủy canh… góp phần tăng vụ, gối vụ, giảm chi phí lao động, tránh thời tiết bất lợi và nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân. Chăn nuôi được chỉ đạo phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch, nuôi hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn theo chuỗi giá trị… thích ứng với biến đổi khí hậu đã giúp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm chăn nuôi. Trước khó khăn về dịch bệnh, giá vật tư tăng cao, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia súc ăn cỏ; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi. Một số doanh nghiệp như các Công ty: TNHH Công Danh, TNHH một thành viên chế biến thực phẩm xuất khẩu Nghĩa Thành (thành phố Nam Định); TNHH Công Phượng, TNHH Biển Đông DHS (Hải Hậu); trang trại Hiền Thục (Trực Ninh)... đã đầu tư dây chuyền thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại, xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị dưới hình thức trang trại, chăn nuôi gia công, doanh nghiệp và nông dân để chế biến các sản phẩm từ thịt, trứng.

Trong lĩnh vực thủy sản, các doanh nghiệp, cơ sở, hộ nuôi tích cực áp dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường trong nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp. Trong đó, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh để cải tạo ao, đầm; quản lý quy trình nuôi từ sử dụng hóa chất sang dùng các chế phẩm sinh học. Đồng thời áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để phát triển thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, hiệu quả, bền vững và tạo ra các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cùng với tăng cường ứng dụng KH và CN trong sản xuất, ngành Nông nghiệp đã hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp xây dựng, áp dụng, duy trì các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến. Hiện tỉnh có 127 cơ sở, doanh nghiệp được cấp chứng nhận VietGAP, HACCP; 1 doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp trong giai đoạn chuyển đổi theo tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ; 1 vùng nuôi ngao được chứng nhận ASC. Hiện ngành Nông nghiệp đã hướng dẫn, hỗ trợ bước đầu 3 cơ sở, hợp tác xã áp dụng VietGAP chuyển đổi sang hữu cơ.

Năm 2022, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động kinh doanh đã trở lại bình thường song ngành Nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: thời tiết diễn biến bất thường, không theo quy luật; chăn nuôi tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi; biến động tình hình thế giới khiến giá xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất ở mức cao… Song ngành Nông nghiệp đã có giải pháp ứng phó hiệu quả là tăng cường ứng dụng KH và CN, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nâng cao thương hiệu và tính cạnh tranh sản phẩm, qua đó khẳng định chỗ đứng của các doanh nghiệp Nam Định trên thị trường, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngành Nông nghiệp hiện vẫn giữ vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, sự bùng nổ của công nghệ số; sự cạnh tranh từ nhiều thị trường khác và sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng nông sản ngày càng cao cùng với diện tích đất canh tác, nhất là đất có chất lượng tốt, bị thu hẹp do đô thị hóa, do biến đổi khí hậu trong khi dân số tăng đã đặt ra những thách thức rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Để giải bài toán này, phát triển nông nghiệp ứng dụng KH và CN là xu hướng tất yếu, góp phần nâng cao hiệu quả về năng suất, chất lượng nông sản và bảo đảm sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập cho người nông dân./.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh

 Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Tân - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Tân - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: (0228)3888221
Email: xaxuantan.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang